Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Những điều cần biết về touchpad trên máy tính xách tay

Nếu bước vào một cửa hàng bán lẻ và yêu cầu một đại diện bán hàng giải thích về một MTXT cho bạn, rất có thể bạn sẽ nhận được một danh sách dài các thông tin phần cứng tập trung vào những gì bên trong. Bạn sẽ nhận được những thông tin về vi xử lý (CPU), kích thước ổ cứng và dung lượng RAM được cài đặt.
Những điều cần biết về touchpad trên máy tính xách tay
Tuy nhiên, khi mà RAM và CPU ngày càng rẻ, tốc độ không chênh lệch nhiều giữa các dòng sản phẩm thì một touchpad chính là bí ẩn mà nhiều người không để ý. Dù tồn tại nhiều năm qua nhưng không phải hãng nào cũng thiết kế touchpad như nhau.

Những vấn đề cơ bản của Touchpad

Touchpad lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1990 và là một trong những câu trả lời cho vấn đề cung cấp một giải pháp đầu vào cho một MTXT di động (trackpointers và bi đều hướng đến những nhu cầu phổ biến). MTXT đầu tiên trang bị touchpad hay trackpad vào thời điểm đó là Apple PowerBook 500.
Touchpad hiện đại sử dụng một công nghệ gọi là cảm ứng điện dung. Đây cũng là một công nghệ sử dụng trong hầu hết các màn hình cảm ứng và hoạt động bằng cách phát hiện các dòng điện của một ngón tay con người khi tiếp xúc với bề mặt touchpad. Điều này cho phép nó dễ dàng chuyển hướng một cách mượt mà mà không dựa trên áp lực thể chất.
Tuy nhiên, cảm ứng điện dung không phải vì thế mà không có một bất lợi nhỏ, đó là không có khả năng phát hiện những vật vô tri vô giác hoặc những bàn tay con người có đeo găng tay. Một touchpad đặc biệt còn có thêm khả năng làm việc với bút stylus.

Sự khác nhau giữa touchpad

Trong khi hầu như tất cả touchpad sử dụng cùng một công nghệ cơ bản để phát hiện đầu vào nhưng có nhiều cách để sử dụng công nghệ này, có nhiều kích thước và kết cấu touchpad khác nhau.
Tính năng quan trọng của một touchpad chính là khả năng hỗ trợ cảm ứng đa chạm. Mặc dù điều này đã trở thành một tính năng phụ quan trọng nhưng đó không phải là phổ biến. Chẳng hạn như một MTXT chơi game MSI GT680R có giá khoảng 1.500 USD không hỗ trợ cảm ứng đa điểm. Nếu MTXT hỗ trợ tính năng này thì bạn có thể sử dụng nó dễ dàng với các ngón tay, chỉ cần cố gắng di chuyển xuống một trang web chỉ với ngón tay trong khi bạn vẫn điều khiển chọn mục với một ngón khác.
Nếu một MTXT không có cảm ứng đa điểm thì không gian di chuyển đã được chuyển sang một vị trí khác. Đây là một khu vực dọc nhỏ, thường là phía bên phải của touchpad được thiết kế để dịch chuyển các ngón tay để di chuột lên/xuống.
Chất lượng vật liệu cũng là vấn đề rất quan trọng. Hầu hết các MTXT rẻ tiền chỉ đơn giản là xây dựng các touchpad bằng nhựa tương tự với nhựa bao quan MTXT, điều này không gây cảm giác mịn màng. Những MTXT đắt tiền giống như MacBook, sử dụng một bề mặt thủy tinh bởi vì nó cung cấp một cảm giác mịn màng hơn rất nhiều. Trong khi đó dòng Asus Bamboo series sử dụng vật liệu chế tạo touchpad bằng tre cũng khá ấn tượng.
Cuối cùng, các nút touchpad là khá quan trọng. Lựa chọn tốt nhất là một touchpad cung cấp 2 nút riêng biệt nhưng nhiều touchpad sử dụng một nút với phong cách “rocker-style”. Điều này có nghĩa là có một nút rocker ở giữa trông có thể hoạt động cả hai chức năng nút chuột trái và chuột phải. Nút rocker này trông khá là sexy nhưng có thể gây phiền nhiều khi mà để sử dụng thì người dùng phải nhấn vào gần nút rocker và yêu cần một nút nhấn mạnh hơn.
Một touchpad hoàn hảo nên cung cấp khả năng hỗ trợ đa cảm ứng, một bề mặt nhẵn và hai nút nhấn với khả năng phản ứng xúc giác tốt. Những tính năng này không phải là khó tìm nhưng với những MTXT rẻ tiền thì điều này dường như là không thể.

Tầm quan trọng của phần mềm hỗ trợ

Mặc dù touchpad của bạn là rất quan trọng đối với phần cứng nhưng phần mềm sử dụng cũng có tác động vào touchpad khi thực hiện.
Ví dụ như Windows không hỗ trợ cảm ứng đa điểm cho đến khi Windows 7 xuất hiện (mặc dù có phương pháp để hack cho phép kích hoạt tính năng này), thậm chí dù cho phần cứng có khả năng làm việc. Multitouch thực sự là hấp dẫn so với MTXT để đáp ứng ngay lập tức và rõ ràng, hiện tại việc điều hướng Windows với touchpad là dễ dàng hơn nhiều so với trước.
Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt rõ ràng giữa Windows 7 và Mac OS X, trong đó cung cấp khả năng hỗ trợ đa cảm ứng đáng kinh ngạc. Phần lớn sự khác biệt là giữa khả năng điều hướng Windows và Mac OS X trên MTXT. Trong khi đó, Ubuntu cũng đi vào khả năng hỗ trợ đa cảm ứng kể từ phiên bản 10.10.
Thật dễ dàng để quên đi những touchpad khi người bán hàng giới thiệu sản phẩm, nhưng hãy nhớ rằng touchpad được sử dụng khá nhiều đối với một MTXT, và nó không thể được thay thế hoặc nâng cấp, vì vậy bạn cần phải chắc chắn khi mua một MTXT với một touchpad mà mình muốn.
Theo XHTT

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Qosmio F750 cho game thủ về VN giá 34 triệu

Toshiba bắt đầu bán Qosmio F750 với cấu hình chip Core i lõi tứ, RAM 4 GB và card đồ họa Nvidia bộ nhớ VRAM 2 GB tại Việt Nam.
Qosmio F750 cho game thủ về VN giá 34 triệu
Qosmio F750 màn hình 15,4 inch cho game thủ.
Qosmio F750 là một trong hai chiếc laptop chơi game mạnh mẽ nhất của Toshiba hiện tại. Trên thế giới, đây là laptop đầu tiên trang bị công nghệ 3D không cần kính. Tuy nhiên, phiên bản bán tại Việt Nam lần này bị lược bỏ tính năng nói trên để giảm giá thành và dễ tiếp cận người dùng hơn.
Qosmio F750 cho game thủ về VN giá 34 triệu
Lớp vỏ nhựa bóng vân chìm.
Qosmio F750 trang bị cấu hình rất mạnh với vi xử lý Intel Core i7-2630QM tốc độ 2 GHz hoặc tăng lên tới 2,9 GHz với công nghệ TurboBoost, bộ nhớ RAM DDR3 8 GB, ổ cứng dung lượng 640 GB tốc độ 7.200 vòng/phút. Để tăng khả năng xử lý đồ họa và hiệu suất, F750 sở hữu card đồ họa rời Nvidia GeForce GT 540M với VRAM 2 GB và chip đồ họa Intel HD 3000 tự động chuyển đổi tùy mục đích sử dụng với công nghệ Nvidia Optimus.
Qosmio F750 cho game thủ về VN giá 34 triệu
Qosmio F750 về Việt Nam là phiên bản màu đỏ.
Laptop chơi game của Toshiba sở hữu màn hình lớn 15,6 inch, hệ thống loa Harman/Kardon, ổ quang Blue-ray, cổng USB 3.0, USB 2.0 với tính năng sạc cả khi máy tắt, cổng HDMI, eSATA và đầu đọc 5 loại thẻ nhớ.
Qosmio F750 có độ dày 3 cm, cân nặng 2,6 kg không lớn hơn nhiều so với các laptop màn hình 15,4 inch phổ thông hiện tại. Máy được cài đặt sẵn hệ điều hành Windows 7 Premium 64 bit.
Qosmio F750 có màu đỏ đen nổi bật và được bán tại Việt Nam với giá tham khảo 34 triệu đồng.
Theo Số hóa

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Khôi phục lại một số chức năng trong Mac OS X Lion

Quản Trị Mạng - Hệ điều hành Mac OS X được hoàn thiện để mang tới cho người sử dụng những tính năng tiện dụng và hiện đại nhất mang đặc trưng của iOS, nhưng có thể nhiều người dùng lại chưa kịp làm quen với những thay đổi này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách khôi phục lại một số chức năng đã được thay đổi trong hệ điều hành Lion.

Khôi phục lại chức năng Natural Scroll:

Có thể nói đây là 1 sự thay đổi “tồi tệ” nhất trong phiên bản Lion lần này, chức năng chính là tạo cảm ứng trên những thiết bị của Apple, người sử dụng có thể cảm thấy rõ nhất chức năng này khi dùng ngón tay chạm vào 1 vùng nào đó trên màn hình, sau đó di chuyển và phần nội dung trong vùng đó cũng di chuyển theo. Nhưng khi sử dụng trackpad, bạn sẽ thấy khá kỳ lạ khi di chuyển ngón tay và phần cảm ứng lại thực hiện thao tác theo hướng ngược lại. Nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng vì Apple đã bổ sung tùy chọn để người dùng khắc phục, các bạn chỉ cần mở phần System Preferences > Trackpad > Scroll & Zoom và bỏ dấu check tại ô “Scroll direction: natural.”

Sử dụng Indicator Light:

Chắc hẳn mọi người đều biết rằng iOS không hề hiển thị bất kỳ tín hiệu nào khi ứng dụng hoặc chương trình bất kỳ được mở? Và với Lion cũng vậy, bởi vì chương trình khởi động khi người dùng nhấn hoặc chạm vào biểu tượng tương ứng, và chúng ta chỉ nhìn thấy đèn tín hiệu hiển thị 1 lần duy nhất. Trên nền tảng OS X, sẽ tốt hơn nhiều nếu chúng ta biết rõ những ứng dụng nào đã được khởi động hay chưa. Để thay đổi lại, các bạn mở System Preferences > Dock và đánh dấu check vào ô "Show indicator lights for open applications."

Không sử dụng chức năng tự động kiểm tra lỗi chính tả:

Chức năng tự động sửa lỗi chính tả – Autocorrect tỏ ra khá hữu ích, nhưng trong một số trường hợp thì lại vô tình gây ra những hiểu lầm vô cùng đáng tiếc. Nếu không muốn sử dụng tính năng này, các bạn hãy mở System Preferences > Language & Text > Text và bỏ dấu check tại ô "Correct spelling automatically."

Tắt chức năng Application Restore:

Về mặt kỹ thuật, các chương trình, ứng dụng iOS có cơ chế tự khôi phục trở lại tình trạng từ lần hoạt động ổn định cuối cùng, và Mac OS X cũng có thể thực hiện được điều này. Trong hầu hết các trường hợp thì quá trình này diễn ra ổn định, nhưng thực tế thì không phải như vậy, và đối với một số ứng dụng đặc biệt thì đây lại trở thành điều phiền phức đối với người sử dụng. Nếu không muốn sử dụng chức năng này, các bạn hãy mở phần System Preferences > General vào bỏ dấu check bên cạnh ô "Restore windows when quitting and re-opening apps."
Còn trong trường hợp bạn muốn tắt tính năng này trên từng chương trình nhất định thì cần phải thực hiện thêm 1 vài thao tác với Terminal (Hard Drive > Applications > Utilities). Nhà phát triển các ứng dụng của Mac – Wil Shipley đã phát hiện ra cách thực hiện việc này chỉ với 1 câu lệnh:
defaults write com.apple.QuickTimePlayerX NSQuitAlwaysKeepsWindows -bool false
Đó là ví dụ áp dụng với chương trình Quicktime Player X, và bạn chỉ cần thay đổi tên chương trình tương ứng (trong phần Home Folder > Library > Preferences và tìm tham số com.apple.whatever). Ví dụ tiếp theo với chương trình Preview:
defaults write com.apple.Preview NSQuitAlwaysKeepsWindows -int 0

Tìm lại scroll – bar:

Một số thanh scroll – bar trong Lion dường như đã biến mất, tương tự như trong iOS. Điều này cũng có tác dụng khi người sử dụng không muốn thanh scroll – bar này che mất một phần màn hình, nhưng lại giúp bạn dễ dàng hơn trọng việc định dạng hoặc phân trang văn bản. Khi muốn sử dụng thì chúng ta chỉ cần mở System Preferences > General > Show scroll bars, tại đây sẽ có thêm 3 lựa chọn:
 - Automatically based on input device: thực hiện các thao tác với chế độ mặc định của hệ thống
 - when scrolling: chỉ hiển thị scroll – bar khi người dùng cuộn chuột
 - always: luôn luôn hiển thị

Tắt bỏ chức năng Launchpad:

Về mặt kỹ thuật, chúng ta không thể tắt bỏ hoàn toàn chức năng hoạt động của Launchpad. Còn nếu muốn thực hiện việc này các bạn hãy mở phần System Preferences > Trackpad > More Gestures và bỏ dấu check bên cạnh ô Launchpad.

Lấy lại giao diện của chương trình Apple Mail cũ:

Trong khi phần lớn người sử dụng đều cho rằng giao diện mới của Apple Mail là 1 bước cải tiến lớn, thì những người dùng kỹ tính lại không đồng ý như vậy. Có thể họ cảm thấy “nhớ nhung” giao diện cũ kỹ của Apple Mail, hoặc chỉ muốn bỏ tính năng Preview Message khỏi danh sách những thành phần hiển thị... Thực chất, các bước thay đổi khá đơn giản và dễ dàng nếu người dùng muốn sử dụng lại giao diện cũ trước kia, mở menu Mail > Preferences > Viewing và chọn các thành phần theo nhu cầu.
Chúc các bạn thành công!
T.Anh (theo Life Hacker)

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Overclock CPU, GPU và RAM dễ dàng và an toàn

Bạn muốn tăng hiệu năng cho máy tính để bàn nhưng lại không có nhiều tiền để nâng cấp phần cứng? Cách đơn giản nhất là Overclock (ép xung) các thành phần chủ yếu như: CPU, GPU và RAM để chúng hoạt động ở mức cao nhất có thể, tất nhiên là vẫn phải đảm bảo được tuổi thọ của chúng.
Overclock CPU, GPU và RAM dễ dàng và an toàn

1. Thao tác chuẩn bị

Việc thay đổi các thiết lập hoạt động khi ép xung có thể sẽ làm mất hiệu lực bảo hành của phần cứng (mặc dù một số linh kiện máy tính được thiết kế đặc biệt cho nhu cầu ép xung).
Overclock CPU, GPU và RAM dễ dàng và an toàn
Điều quan trọng là bạn cần có một phần mềm giám sát để theo dõi các tinh chỉnh của bạn. CPU-Z là một phần mềm miễn phí mà bạn có thể sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên tiến hành dọn dẹp, lau chùi bụi bặm cho thùng máy để giữ các linh kiện trong trạng thái hoàn toàn thông thoáng. Quá trình ép xung sẽ làm cho các linh kiện trong máy tính hoạt động ở mức hiệu suất cao nhất của nó, do đó, nó sẽ tỏa ra nhiều nhiệt hơn, vì vậy, bạn cũng nên bổ sung thêm các thiết bị làm mát, nếu có điều kiện thì có thể trang bị thêm hệ thống tản nhiệt bằng chất lỏng.

2. Ép xung CPU

Tốc độ của CPU (vi xử lý) mà các hãng sản xuất công bố cho người dùng được tính bằng cách nhân tốc độ xung nhịp cơ bản với hệ số nhân. Để có được hiệu suất nhiều hơn từ bộ vi xử lý của bạn, bạn cần tăng một trong hai giá trị trên. Nếu bạn đang sử dụng vi xử lý không bị khóa (ví dụ như các dòng K-Series và Extreme Edition của Intel hoặc Black Edition của AMD), bạn sẽ có sự linh hoạt hơn như mở khóa bộ xử lý để được cung cấp số nhân nhiều hơn. Ngược lại, bạn vẫn sẽ có được sự cải thiện về tốc độ với các vi xử lý khác.
Overclock CPU, GPU và RAM dễ dàng và an toàn
Trong bài này, chúng ta sẽ thử ép xung vi xử lý Core i7-2600K (thuộc K-Series của Intel), vi xử lý này chạy ở tốc độ cơ sở là 3.4GHz (con số này được tính bằng cách lấy tốc độ xung nhịp cơ bản là 99.8MHz nhân với hệ số nhân là 34). Với các chip K-Series, bạn có thể dễ dàng thay đổi thông số của các nhân từ menu Performance trong BIOS. Chỉ cần khởi động vào BIOS, tăng số lượng hệ số nhân của vi xử lý, lưu, và khởi động vào Windows.
Overclock CPU, GPU và RAM dễ dàng và an toàn
Sau khi khởi động lại máy tính, nếu bạn không nhận được bất kỳ thông báo lỗi nào từ máy tính hoặc máy tính không tự khởi động lại bất thường thì có nghĩa là thiết lập trên đã phù hợp. Bạn có thể kiểm tra lại thông số kỹ thuật của hệ thống bằng phần mềm CPU-Z để xem lại các thiết lập mà mình vừa tạo ra. Từ thẻ CPU, bạn có thể theo dõi các thông số trong mục Core SpeedMultiplier. Các con số này sẽ dao động, phụ thuộc vào những gì mà bạn đã thiết lập trong BIOS.
Tiếp theo, bạn có thể chạy một tiện ích để kiểm tra và chấm điểm cho hệ thống. Bạn cũng có thể sử dụng tiện ích Prime95 để đẩy máy tính của bạn hoạt động lên đến giới hạn của nó, do đó bạn có thể dễ dàng xác định được “ngưỡng” hoạt động của máy tính để từ đó điều chỉnh hệ số nhân cho phù hợp.

3. Ép xung GPU

Ngày nay, việc ép xung một card đồ họa hiện đại trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, bạn có thể nâng cao hiệu suất bằng cách di chuyển các thanh trượt trong phần cấu hình GPU.
Overclock CPU, GPU và RAM dễ dàng và an toàn
Trước tiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã tải về các trình điều khiển mới nhất từ Website của nhà sản xuất. Trình điều khiển của AMD bao gồm các điều khiển ép xung cơ bản trong thẻ ATI Overdrive của cửa sổ Catalyst Control Center, riêng với card Nvidia, bạn sẽ cần phải tải về tiện ích System Tools Nvidia để thay đổi các thiết lập tốc độ cho GPU.
Tiếp theo, bạn cần xác định vị trí điều khiển tốc độ xung nhịp cho GPU và bộ nhớ. AMD Catalyst Control Center giữ chúng trong thẻ Overdrive, với Nvidia, các thanh trượt tốc độ nằm trong trình đơn Performance. Bây giờ, bạn sẽ di chuyển các thanh trượt tiến dần lên từng bước nhỏ, khoảng 5MHz đến 10MHz tại một thời điểm. Sau đó, lưu và khởi động lại máy tính. Sau khi khởi động lại máy tính, bạn tiến hành thực thi các ứng dụng có yêu cầu xử lý đồ họa từ 10 đến 15 phút để kiểm tra xem các thiết lập đã phù hợp hay chưa.

4. Ép xung RAM

Thực ra bạn cũng không cần phải vất vả để ép xung RAM bởi giá thành của chúng khá rẻ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cải thiện được tốc độ cho hệ thống nếu thực hiện thao tác này.
Overclock CPU, GPU và RAM dễ dàng và an toàn
Đầu tiên, khởi động tiện ích CPU-Z chọn thẻ SPD (viết tắt của cụm từ Serial Process Detection) để xem thông số kỹ thuật bộ nhớ máy tính. Khởi động lại máy tính, sau đó vào BIOS và chọn các trình đơn có gắn nhãn Performance hoặc Configuration, tùy thuộc vào nhà sản xuất bo mạch chủ của bạn.
Overclock CPU, GPU và RAM dễ dàng và an toàn
Điền các thông tin cấu hình cho bộ nhớ (thường có nhãn là Memory Overrides), và vô hiệu hóa các thông tin bộ nhớ mặc định. Điều chỉnh xung nhịp và hệ số nhân của bộ nhớ bằng cách chọn một tùy chọn ép xung sẵn có hoặc nhập vào một giá trị cho bộ nhớ RAM. Bạn sẽ lần lượt gia tăng từ một hoặc hai mức trong một thời điểm và mức xung nhịp phải phù hợp với loại RAM đang dùng (Ví dụ, RAM DDR3 thường có các mức xung nhịp 800-1066-1333-1600-1867-2133). Sau cùng, lưu các thay đổi và thoát khỏi BIOS. Kiểm tra lại máy tính bằng cách chạy các ứng dụng trong Windows hoặc sử dụng tiện ích MemTest.
Theo XHTT (PCW)

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Apple cập nhật phiên bản mới của iTunes và iWork trên Mac

Ngày 20/7, Apple đã cập nhật phiên bản mới của iTunes và iWork, hai trong số các ứng dụng được nhiều người dùng nhất trên máy tính Mac.
Apple cập nhật iTunes và iWork cho Mac OS X Lion
Các phiên bản iTunes 10.4 và bộ công cụ văn phòng iWork Update 6 là các ứng dụng “toàn màn hình” (full-screen apps) và người dùng máy tính Mac trên nền tảng hệ điều hành Mac OS X Lion đã có thể tải về các phiên bản này.
Việc sử dụng các ứng dụng toàn màn hình là một trong những điểm nổi trội của hệ điều hành OS X Lion.
Phiên bản iTunes 10.4 mới cũng là ứng dụng đầu tiên chạy trên OS X Lion được phát triển trên nền tảng framework Cocoa 64-bit.
Trong khi đó, iWork Update 6 lại tận dụng được tính năng Resume, tương tự như trên hệ điều hành iOS dành cho các thiết bị di động. Tính năng này cho phép khôi phục trạng thái hoạt động của các ứng dụng khi người dùng khởi động lại thiết bị sau khi tắt máy hoặc khởi động lại. Các văn bản đang làm việc cũng sẽ được lưu trữ tự động.
Hiện người dùng đã có thể tải các phiên bản ứng dụng mới này thông qua công cụ cập nhật Apple Software Update.
Theo Vietnam+

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Sắp kết thúc thời đại của Windows

Đến năm 2015 - 2016, sự phát triển của dòng hệ điều hành Windows sẽ tiến tới hồi kết thúc một cách tự nhiên. Sau đó, sẽ có một nền tảng thống nhất cho mọi thiết bị từ PC đến tivi...
Các chuyên gia cho rằng, Microsoft đang nghiêm túc nghiên cứu khả năng thay thế tên gọi của hệ điều hành. Đi theo khuynh hướng hợp nhất hiện đại, Microsoft đang lên kế hoạch xuất xưởng hệ điều hành hợp nhất và các công cụ liên quan cho máy tính cá nhân, smartphone, máy tính bảng và tivi. Tầm nhìn đó đã được ông Andrew Lees, Chủ tịch bộ phận phát triển Windows Phone của Microsoft đề cập tại Hội nghị Microsoft Worldwide Partner Conference diễn ra ở Los Angeles (Mỹ).
"Chúng tôi sẽ không tiếp tục cung cấp nền tảng riêng cho PC, nền tảng riêng cho smartphone và nền tảng riêng cho máy tính bảng, mà sẽ đưa ra một sản phẩm hợp nhất", Lees nói và thông báo rằng Microsoft cam kết hướng tới "tính toàn vẹn và sự gắn kết" của nhiều loại thiết bị khác nhau, và điều đó có nghĩa là chúng sẽ không chỉ có cùng một giao diện đồ họa, mà còn chứa những thành tố cơ bản như nhau, như trình duyệt Internet Explorer chẳng hạn.
Theo nguồn tin có tên là This is my next, Microsoft có kế hoạch hợp nhất vào một hệ sinh thái chung không chỉ PC và các thiết bị di động mà còn cả máy chơi game Xbox hiện đang chạy một phiên bản Windows cải tiến. Theo một nguồn tin trước đó, nền tảng của Microsoft cho mọi dạng thiết bị sẽ xuất hiện vào khoảng 4 năm tới, thời điểm Xbox tròn 10 năm tuổi và Windows 8 thì cũng sẽ tròn 3 năm. Nói cách khác, phiên bản Windows tiếp theo (sau Windows 8) sẽ làm việc với PC, smartphone, máy tính bảng và Xbox thế hệ mới. Nó sẽ ra mắt vào khoảng 2015 - 2016...
Nhưng, đó sẽ không còn là Windows nữa! Microsoft đang thật sự cân nhắc khả năng thay thế tên gọi hệ điều hành cho phù hợp hơn với chiến lược mới, các nguồn tin khẳng định.
Sắp kết thúc thời đại của Windows
Hệ điều hành đa năng vận hành mọi thiết bị đang được Microsoft lên kế hoạch ra mắt vào khoảng các năm 2015 - 2016.
Hiện tại, người ta đã có thể nhận thấy những bước đi đầu tiên của Microsft theo hướng mục tiêu mới. Trong năm 2012, Microsoft đã lên kế hoạch phát hành hệ điều hành đầu tiên hỗ trợ các kiến trúc vi xử lý khác nhau như x86 của Intel và ARM. Bằng cách đó, gã khổng lồ Redmond (trụ sở Microsoft đặt tại thành phố này của Mỹ - ND) bổ khuyết cho sự vắng mặt ở thị trường máy tính bảng. Trong lần Microsoft giới thiệu sớm phiên bản thử nghiệm Windows 8, mọi người đã biết rằng hệ thống có sử dụng giao diện Metro UI là thứ được vay mượn từ nền tảng smartphone Windows Phone.
Giám đốc kỹ thuật của Công ty Helios Computer là Alex Toritsyn cho rằng kế hoạch hợp nhất hệ điều hành cho PC, thiết bị di động và thiết bị điện tử tiêu dùng thông minh là một chuyển động hợp lẽ của Microsoft. "Năng lực của các thiết bị di động đang tăng rất nhanh. Về một số thông số, chúng đã đạt tới mức độ của máy tính cá nhân và chúng sẽ còn phát triển. Cho nên, việc tạo một nền tảng đảm bảo tích hợp giữa các hệ thống khác nhau có thể xem là chuyện đương nhiên", Toritsyn nói.
Theo ý kiến của Toritsyn, ưu điểm lớn của hệ điều hành hợp nhất là người sử dụng có thể dùng chạy cùng một ứng dụng trên những thiết bị khác nhau, còn với Microsoft thì cái lợi hiển nhiên là họ chỉ cần hơn một nhóm nhà phát triển hệ điều hành thay vì vài ba nhóm. Ngay cả Google và Apple cũng đang theo hướng hợp nhất, Toritsyn cho biết. Các chuyên gia cho rằng Apple cũng sẽ cho ra hệ điều hành hợp nhất trong vài năm tới.
Cần lưu ý rằng Microsoft đang theo gương các công ty Apple và Google. Ví dụ, Apple đã bắt tay vào sử dụng hệ điều hành iOS thoạt đầu dùng cho iPhone, iPod Touch sau đó cho cả máy tính bảng iPad và thậm chí cả đầu gá tivi Apple TV. Như vậy, Công ty Apple đang có 2 nền tảng, nền tảng đầu tiên cho PC trong khi nền tảng thứ hai cho mọi thiết bị di động. Giờ đây, đã có các ví dụ về sự hợp nhất giữa 2 sản phẩm này. Trong Mac OS X Lion, chúng ta có thể thấy nhiều yếu tố vay mượn từ hệ điều hành iOS.
Đến lượt mình, Google cũng đang tiến tới hình thành một hệ sinh thái đơn giản, thống nhất có thể giúp đơn giản hoá phát triển ứng dụng và các nguyên tắc phát triển nói chung. Vào cuối năm nay, hệ điều hành Android 4.0 có thể sẽ ra mắt cho cả smartphone lẫn máy tính bảng. Tạm thời, hệ điều hành cho những chủng sản phẩm này vẫn đang tách riêng.
Theo PC World VN

5 mẹo Google+ cho người dùng cao cấp

Quản Trị Mạng - Chỉ trong vòng 2 tuần, mạng xã hội mới của Google, Google+, đã thu hút được hàng triệu người tham gia. Cho dù bạn là người tham gia sử dụng đầu tiên hay chỉ nhận được lời mời, có rất nhiều điều cần học hỏi, từ việc thiết lập tài khoản cho tới việc điều chỉnh cài đặt quyền riêng tư cá nhân.
Tuy nhiên, nếu giờ đây bạn đã quen thuộc với những điền căn bản của Google+ và sẵn sàng học hỏi sâu hơn, hãy thử đọc bài viết của chúng tôi về 5 mẹo nhỏ chuyên nghiệp về sử dụng mạng xã hội mới này.

1. Cách Bookmark các đăng tải trên Google+

Phụ thuộc vào việc bạn theo ai, có một số vấn đề trong Stream của Google+. Mặc dù mạng xã hội mới này vẫn chưa có nút Favorite như Twitter, bạn hoàn toàn có thể lưu lại các đăng tải thú vị để đọc sau này. Dưới đây là cách thực hiện.
Trước tiên, truy cập vào tab Circles. Tạo một Circle mới, đặt tên cho nó (ví dụ, "Bookmarks"). Chưa vội thêm bất kì ai vào đây cả.
5 mẹo Google+ cho người dùng cao cấp
Khi thấy một đăng tải và muốn bookmark và lưu lại để sử dụng sau này, kích vào nút Share ở cuối cùng của đăng tải và share nó chỉ với Circle Bookmarks bạn mới tạo.
5 mẹo Google+ cho người dùng cao cấp
Để xem lại đăng tải bạn đã bookmark, kích vào circle Bookmarks ở bảng điều hướng bên trái để xem stream của nó. Stream này có chứa tất cả các đăng tải bạn đã lưu. Để loại bỏ đăng tải khỏi circle Bookmarks, kích vào menu drop-down ở góc trên cùng bên phải rồi chọn "Delete this post".

2. Cách theo dõi hiện trạng của Google+

Được tạo bởi người đồng sáng lập ra trang hiện trạng Twitter Counter, Google+ Statistics theo dõi top 100 người dùng Google+ (quyết định bởi có bao nhiêu người theo họ) và cho phép bạn theo dõi các thông số riêng của mình, ví như có bao nhiêu người đã thêm bạn vào circle của họ, khả năng tiến triển của bạn và vị trí xếp hạng trong danh sách người dùng phổ biến của Google+.
5 mẹo Google+ cho người dùng cao cấp
Để có được thông số riêng, bạn cần kết nối tài khoản Google của mình tới trang này.
Cũng trong Google+ Statistics: các thông số Monitor Google+ như tỷ lệ người dùng nam-nữ (theo trang này, tính tới ngày hôm nay, 87% người dùng Google+ là nam) và sở hữu mã để quảng cáo tài khoản Google+ của bạn trên trang riêng hoặc trên blog với một widget.

3. Cách điều chỉnh profile bảo mật

Chắc hẳn bạn đã lướt qua cài đặt bảo mật chính của Google+, nhưng bạn có biết rằng mình còn có khả năng chỉnh sửa thông tin trong profile.
Nếu bạn chỉ muốn thông tin nghề nghiệp hiển thị với những người trong circle Friends, ví dụ, truy cập trang profile và chọn Edit Profile ở trên cùng. Kích vào mục bạn muốn chỉnh sửa, sau đó chọn menu drop-down "Anyone on the web".
5 mẹo Google+ cho người dùng cao cấp
Tại đây bạn có thể chọn "Extended circles" để cài đặt thông tin hiển thị với tất cả mọi người trong circle và circle bạn bè; chỉ những người có trong các circle; chỉ mình bạn. Hoặc, bạn có thể tùy biến cài đặt riêng của mình bằng việc thêm một vài người và cirle. Dẫu vậy, vẫn chưa có lựa chọn nào để loại bỏ một cá nhân nào đó.

4. Cách thêm nút Google+ vào blog hoặc trang web của bạn

Google đã cho ra mắt nút +1's của mình – cũng giống với nút Like của Facebook trong tháng 3, nhưng cách thêm nút +1 vẫn chưa được rõ ràng lắm.
Giờ đây, với việc cho ra mắt mạng xã hội mới Google+, nút +1's chắc hẳn đã có một “ngôi nhà mới” phù hợp hơn trong mục profile, nơi người khác có thể thấy những bài báo bạn thích. Có một vài lựa chọn trong việc thêm nút Google +1 vào trang web hoặc blog.
Để thêm nút này vào trang blog Wordpress, truy cập Plugin Directory của Wordpress để có được hướng dẫn và mã cài đặt nút Google +1 trên trang của bạn.
Để thêm nút Google +1 vào trang web, truy cập trang Google page để tạo một nút tùy biến và có thêm thông tin.

5. Cách gửi phản hồi tới Google

Nếu có nhiều thời gian để “chơi” với Google+ và có một vài ý tưởng hay, lỗi cần báo cáo hoặc vài gợi ý nào đó, Google khuyến khích bạn gửi phản hồi cho họ. Ở trên cùng bên phải của tài khoản Google+, kích vào icon hình bánh răng và chọn "Send Feedback".
5 mẹo Google+ cho người dùng cao cấp
Một hiển thị dạng popup sẽ xuất hiện, làm mờ màn hình vàcho phép bạn thực hiện một số gợi ý, sử dụng công cụ highligh, một hộp thoại để diễn tả vấn đề và một công cụ blackout để ẩn thông tin cá nhân.
Khi hoàn thành, kích vào nút Preview để xem bản báo cáo bạn sắp gửi. Công cụ feedback này sẽ thu thập địa chỉ URL và tiêu đề của trang bạn đang truy cập, trình duyệt và hệ điều hành bạn đang sử dụng, cũng như bất kì tiện ích mở rộng nào bạn đang sử dụng. Nó còn thu thập cấu trích HTML của trang và địa chỉ email của bạn.
Lamle (Theo CIO